Máy nén khí được dùng rất phổ biến trong công nghiệp từ việc lấy động lực cho máy móc tới việc đơn giản là xịt bụi cho công nhân hay chi tiết máy. Máy nén khi công nghiệp thì gồm nhiều loại mà mỗi nhà máy khác nhau lại có cách đặt máy khác nhau nên làm sao để tối ưu đường ống khí mới đảm bảo tính đầy đủ và tiết kiệm chi phí. Nhiều năm làm dịch vụ lắp đặt nhà máy Bl Rental có rất nhiều kinh nghiệm lắp đặt máy nén khí và dưới đây là dịch vụ của chúng tôi.
Máy nén khí là thiết bị biến đổi điện năng thành cơ năng sau đó tạo dòng khí áp suất cao và đẩy vào bình tích áp qua hệ thống van một chiều. Ở bình tích áp khí được nén lại với áp suất rất cao sau đó qua hệ thống đường ống, van đi tới các vị trí làm việc và ở đây hệ thống van chia áp lực khí phù hợp với tùng công việc một
Máy nén piston sẽ dựa vào sự tác động qua lại của một hay nhiều piston để có thể nén khí bên trong một hoặc các xy lanh và đưa nó tới van nạp (Van một chiều chỉ có dòng khí đi vào không đi ra được) đưa vào các bình nhận áp suất cao.
Một máy nén khí cánh trượt dựa vào một loạt cánh gạt, được gắn trong một rotor, quét dọc theo thành bên trong của một khoang lệch tâm. Khi các cách gạt quay từ phía hút sang phía đẩy của khoang lệch tâm, thì khoang đẩy sẽ bị giảm thể tích dần mà từ đó không khí bị ép lại với áp suất lớn. Khi đạt tới hạn thì van 1 chiều sẽ mở đường khí và khí có áp lực cao sẽ đi vào bình tích áp hoặc đi trực tiếp tới hệ thống máy đang cần dùng khí áp lực cao.
Máy nén khí cuộn sử dụng xoắn ốc tĩnh và xoắn ốc quỹ đạo. Xoắn ốc quỹ đạo khi chuyển động sẽ làm giảm thể tích không gian giữa chúng khi những đường xoắn ốc này quay quanh đường đi của những đường xoắn ốc cố định nên tạo được dòng khí có áp lực cao
Máy nén khí hướng trục là loại máy nén khí đạt được lượng khí phân phối cao nhất, chúng dao động từ 8000 cho đến 13 triệu cfm trong các máy công nghiệp. Động cơ phản lực được sử dụng cho máy nén khí loại này để tạo ra được khối lượng trên phạm vi rộng hơn.
Máy nén khi li tâm là loại máy hoạt động theo nguyên tắc là tạo áp lực khí giữa trục li tầm và vỏ máy. Khi trục này quay li tâm thì khoảng không gian giữa trục và vỏ máy sẽ bị giảm thể tích đột ngột và tạo ra dòng khí có áp lực cao. Dòng này này công suất tốt và tạo khí nhanh nên thường không cần dùng bình tích áp.
Đây là dòng máy sử dụng 2 trục vít quay tương đối với nhau khi 2 trục quay thì khí bị nén lại đột ngột do giảm nhanh thể tích và tạo dòng khí có áp lực cao
* Bước 1: Khảo sát trực tiếp tại nhà máy
Sau khi nhận thông tin thì Bl rental sẽ cử kỹ sư của mình đi khảo sát để nắm được công suất cần dùng của nhà máy là bao nhiêu, vị trí đặt máy ở đâu và đường ống khi đi như thế nào
* Bước 2: Thiết kế bản vẽ thi công
Khi có được mặt bằng kỹ sư của Bl Rental sẽ vẽ bản vẽ thi công gồn chỗ đặt máy nén khí, loại đường ống và chiều dài đường ống cần tới các điểm dùng khí.
* Bước 3: Báo giá chi tiết lắp đặt
Đơn giá thì gồm nhân công lắp đặt, vật tư như đường ống, các loại van và thiết bị nâng hạ trong quá trình lắp đặt
* Bước 4: Tiến hành thi công
Sau khi chốt được phương án và ký hợp đồng thì Bl Rental sẽ cử kỹ sư tới dự án để thi công lắp đặt và vận hành máy
Giá lắp đặt thì phụ thuộc khá nhiều vào diện tích cần sử dụng khí nên không thể có một giá chung nào cả. Tuy nhiên cấu thành một job lắp máy nén khí thì gồm giá nhân công, giá vật tư như đường ống, van..vv và giá tiết bị nâng hạ:
- Giá nhân công lắp đặt máy nén khí: 600-800k/1 công
- Giá thiết bị nâng hạ như xe nâng xe cẩu: 2-4tr/1 ca làm việc
- Giá vật tư phụ khi lắp đặt: 500-600k/1m dài
Để xác định đơn vị lắp đặt máy nén khí uy tín ta dựa vào những tiêu chí sau:
- Là đơn vị nhiều năm trong nghề: Nhiều năm làm việc thì kinh nghiệp thiết kế khí cũng tốt hơn và đảm bảo chi phí là thấp nhất
- Được đào tạo từ hãng: Các hãng máy thì thường có những buổi training về kỹ thuật tại Việt Nam thì đơn vị có người nắm bắt được công nghệ khi lắp giáp sẽ tốt hơn
- Có kỹ sư thiết kế đường khí: Việc thiết kế khá quan trọng vì nó sẽ đảm bảo được đường khí đi rộng khắp nhà máy và lại tiết kiệm chi phí
- Có sẵn vật tư phụ: Vật từ như ống mềm, ống cứng, các loại van, các đầu chia, ..nếu có sẵn thì sẽ rẻ hơn là tới lúc lắp mới đi mua
Vật tư khi lắp máy nén khí gồm dầu máy, các loại đường ống, các dầu nối ống hay đầu nối nhanh cho dây mềm, Các loại góc cút, các loại T cút , Roăng hơi, Roăng chì và các loại sơn keo khác
Khi có vật tư đường ống thì bạn cần đo đạc hệ thống ống đi để cắt ông thành các đoạn khác nhau dẫn tới hệ thống máy cần dùng khí, Ống được tiện ren 2 đầu hoặc hàn tùy thuộc vào yêu cầu khách hàng đặt ra.
- Đầu tiên dùng xe nâng hàng để đưa máy vào vị trí đặt
- Sao máy nén khí là tới hệ thống sấy khí sẽ được đặt kế bên hướng ra bình tích áp
- Đặt bình tích áp vào vị trí và cố định máy nén với máy sấy và bình tích áp
- Lắp đặt hệ thống đường ống dẫn khí áp lực cao và chia tới các điểm dùng khí định trước
- Kết nối điện máy nén khí, máy sấy vào hệ thống điện nhà máy
- Lắp máy ở vị trí độ ẩm thấp và có gió lưu thông: Những nơi có độ ẩm cao thì ảnh hưởng tới hệ thống bo mạch điều khiển của máy và máy làm việc nó phát sinh nhiệt nên cần để máy ở nơi thoáng gió để máy tự làm mát
- Không lắp máy nén khí gần các máy có sinh nhiệt cao: Môi trường làm việc tối ưu cho máy nén khí là dưới 45 độ, ở những nơi có nhiệt độ cao máy không thể tự làm mát và làm giảm hiệu suất của máy
- Không lắp đặt máy nén khí ở những vị trí bụi bẩn: Máy làm việc ở các vị trí bụi thì hệ thống làm mát máy sẽ bị ảnh hưởng, hệ thống sấy khí cũng bẩn và thường xuyên phải vệ sinh bảo dưỡng
- Phải có quy trình bảo dưỡng định kỳ: với những máy công suất trên 10h một ngày thì cần 30 ngày bảo dưỡng vệ sinh máy và thay dầu bôi trơn cho hệ thống
- Không gian lắp đặt máy nén khí cần phải đủ để thao tác lắp đặt và sửa chữa: Vì có những máy lớn lúc bảo dưỡng sửa chữa cần có xe nâng mới có thế làm được nên việc bố trí mặt bằng thoáng là khá quang trọng
Máy móc công nghiệp nào cũng cần có một quy trình bảo dưỡng chăm sóc định kỳ thì mới có thể làm việc bền vững được vì thế để hiểu hơn về cách chăm sóc một chiếc máy nén khí công nghiệp Bl Rental xin đưa ra những thời điểm để bạn cần kiểm tra hệ thống máy của mình:
- Kiểm tra dầu bôi trơn: Dầu bôi trơn là dung dịch giảm ma sát trong hệ thống nén nên nó rất quan trọng với máy nén khí bạn cần chắc chắn rằng mức dầu đang nằm trong phạm vi an toàn ở chính giữu rốn thăm dầu
- Xả nước trong bình tích áp 4 tiếng hoặc 8 tiếng 1 lần tùy thuộc vào thời tiết hằng ngày hoặc mùa nồm ẩm. Việc nhiều nước trong bình tích áp gây ảnh hưởng tới dòng khí khô mà bạn cần dùng để sấy đồ
- Kiểm tra tiếng ồn lạ phát ra từ máy: Máy chạy bình thường rất êm và chỉ có tiến motor chứ không có bất kỳ tiếng ồn nào khác
- Vệ sinh làm sạch bộ lọc không khí: tháo bộ lọc ra dùng súng xịt hơi vệ sinh hết bịu bẩn và các chất cặn bám trên bịu và kiểm tra các cánh chắn bụi còn hoạt động được không nếu đã rách hư hại cần thay thế
- Kiểm tra vệ sinh hệ thống điều khiển máy và khoang máy. Hệ thống điều kiển có bảng mạch và các dây điện bạn nên kiểm tra xem dây có bị hư tổn hoặc chuột cắn không
- Vệ sinh bên ngoài máy nén khí: Các chất bẩn bám vào máy cần làm sạch và kiểm tra bình tích áp xem có xước thì cần sơn lại chánh mọt sắt
- Kiểm tra thay thế dầu bôi trơn: Nếu máy làm việc trên 10h một ngày và liên tục 1 tháng thì bạn cần thay dầu bôi trơn vì làm việc cường độ cao hay trong điều kiện nóng thì tính chất dầu bị thay đổi lúc này độ nhớt động học không còn đủ để bôi trơn hệ thống nữa
- Kiểm ta rò rỉ đường ống dẫn: các mối ren, các mối hàn, các đầu nối nhanh cần cần được kiểm tra xem có rò khí không nó gây lọt độ ẩm vào hệ thống và cũng làm mất áp của dòng khí
- Kiểm tra động cơ làm việc: Làm việc lâu thì cần siết lại đế động cơ, siết lại hệ thống dây dai nếu quá dãn thì cần thay dây đai mới